Trường Đại học Hà Tĩnh - HaTinh University

Tin tức - Sự kiện

Tiến sĩ trẻ đam mê Toán học với  nhiều công bố khoa học chất lượng cao Tiến sĩ trẻ đam mê Toán học với nhiều công bố khoa học chất lượng cao Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Tiến sĩ Lê Văn Hiển, giảng viên Khoa Sư phạm – Trường Đại học Hà...
Trường Đại học Hà Tĩnh Nơi đáp ứng các nhu cầu công nghệ cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh Nơi đáp ứng các nhu cầu công nghệ cho sinh viên Trong bối cảnh chuyển đổi số trên toàn quốc, công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể...
Trường Đại học Hà Tĩnh tăng cường trang bị các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội Trường Đại học Hà Tĩnh tăng cường trang bị các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội Với triết lý và sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn và năng lực...
Một số giải pháp phát triển Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội Một số giải pháp phát triển Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày 16/3/2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tĩnh đã triển...

Tìm hiểu cái “Chiếu văn” và đôi nét giáo dục con của cụ Nguyễn Sinh Sắc

TG: Nguyễn Văn Hấn

185 Nguyễn Huệ, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

 

Cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan đã ngày đêm lo lắng giáo dục dạy dỗ các con học văn hóa, rèn luyện nhân cách.

Ngoài việc quan tâm dạy bảo con cái tại nhà, Cụ Sắc còn dẫn con mình đến học với Cụ cử nhân Vương Thúc Quý là bạn thân của Cụ và là một trong bốn người uyên bác nhất huyện Nam Đàn. Cụ săn tìm những cuốn sách nói về đạo đức nhân cách con người, về lòng yêu quê hương đất nước cho con mình đọc.

Đi đâu Cụ Sắc cũng thường dẫn các con đi theo để lấy thực tế đó dạy con. Đã nhiểu lần cụ dẫn cậu Cung đến làng Trung Cần – quê hương của ông Thám Hoa – Nguyễn Đức Giao, lên núi Thiên Nhẫn thăm di tích Thành Lục Niên – đại bản doanh Lê Lợi, Nguyễn Trãi, đến làng Đông Thái thăm quê hương cụ Phan Đình Phùng… và Cụ thường dẫn các con mình đến thăm nhiều di tích lịch sử, văn hóa, đền chùa tại Nghệ Tĩnh.

Theo ông Khiêm, con cụ sắc thì: Khi đã hết phương từ chối, tháng 5/1906 Cha tôi đành vào Triều đình Huế nhận chức Thừa biện bộ Lễ, phụ trách việc học hành. Điều cha tôi quan tâm nhất là làm sao hình thành cho được cái “ Chiếu văn’ để giúp các con học tập, trau dồi nhân cách và có thể nhân rộng cách làm này. Cha đã mời được một số nhà giáo, khoa bảng, nhà văn, nhà thơ, bằng hữu…như cụ Đào Tấn, Nguyễn Thượng Hiền, Cao Xuân Dục, Đặng Cẩn, Ngô Đức Kế, Phan Bội Châu, Trần Đình Phong…. Đến nhà thơ đàm đạo văn chương thế sự. Chúng tôi thì nhiệt tình lo nhà cửa sạch sẽ, nước nôi, đèn đóm và chăm chú lắng nghe các vị đàm đạo.

Hồi bấy giờ người Việt Nam rất căm ghét thực dân Pháp, nhiều người căm ghét luôn cả chữ Pháp, cả nền văn minh của dân tộc Pháp. Với Cụ Sắc lại khác, Cụ rất căm ghét bọn thực dân Pháp đã xâm lược nước ta, bóc lột nhân dân ta, nhưng Cụ vẫn cho hai con trai của mình vào học trường Pháp – Việt Đông Ba và Trường Quốc học Huế. Có lần cậu Cung đã tâm sự với nhà yêu nước Đặng Thái Thân là: “Cháu đang tìm hiểu xã hội Pháp qua đường sách báo chú ạ”.

Khi triều đình Huế điều Cụ vào làm đồng tri phủ lãnh tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, cụ đã đưa cậu Thành vào Bình Định và cho Thành theo học chữ Pháp với thầy Phạm Ngọc Thọ. Có lẽ Cụ Sắc đã có “linh  cảm” và chuẩn bị thêm hành trang cho cậu Thành đi Pháp sau này chăng?

Chính nhờ một phần sự dạy bảo định hướng của người cha kính yêu Nguyễn Sinh Sắc, người mẹ đầy yêu thương Hoàng Thị Loan mà các con của hai Cụ đều được học hành, có nhân cách cao quý. Có người đã được cả dân tộc, cả nhân loại tôn vinh là vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới như Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo

  1. Trần Minh Siêu (1996), Những người thân trong gia đình Bác Hồ, NXB Đồng Tháp.
  2. Nguyễn Đắc Hiền (Chủ biên), Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc (1990), Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Các tin khác

Hoạt động nổi bật của sinh viên