Trường Đại học Hà Tĩnh - HaTinh University

Một số lưu ý đối với sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Trung

Năm học 2015-2016, Trường Đại học Hà Tĩnh nói chung và Khoa Ngoại ngữ nói riêng vui mừng đón nhận các bạn sinh viên khóa đầu tiên chuyên ngành ngôn ngữ Trung quốc nhập học. Đểcác bạn sinh viên có những chuẩn bị tốt nhất cho việc học tiếng Trung ngay từ những ngày đầu lên lớp, tôi xin nêu ra một số lưu ý như sau:

hocTiengTrung

Mỗi ngôn ngữ đều có những nét đặc thù riêng của mình, đối với người nước ngoài khi học tiếng Trung thì việc khó nhất chính là học đọc và viết,vì vậy chúng ta phải chuẩn bị cho mình những vấn đề:

Ngoài giáo trình để học tập trên lớp, sinh viên mới bắt đầu học tiếng Trung thì phải sắm cho mình các loại vởôly, bút chì, gôm tẩy hoặc là bút mực dạng nước màu đen. Sở dĩ ta phải dùng các loại bút này là để tăng khả năng tỳ đè khi viết chữ, cũng có thể dễ dàng tấy xóa khi sai, đồng thời mực màu đen làm nổi chữ Hán và nhìn đẹp hơn. Ngoài vở ghi chép trên lớp thì sinh viên còn phải có 1 quyển vở tập viết riêng ở nhà.

Trong quá trình học tập, các bạn nên hạn chế sử dụng tối đa tiếng mẹ đẻ, tận dụng mọi cơ hội để nói và viết. Nên nhớ: “Chỉ sợ không nói, không sợ nói sai”.

Học tập là một quá trình, phải tiến dần từng bước, không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn. Muốn học tiếng Trung thương mại, biên phiên dịch thì trước hết phải học tốt tiếng Trung cơ bản.

- Phát âm chuẩn: Sinh viên phải chú ý lắng nghe khi giảng viên phát âm, làm theo, đến khi nào phát âm chuẩn thì thôi. Việc phát âm chuẩn là vô cùng quan trọng, nó hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này.

-  Học thuộc 214 bộ thủ:Muốn viết được chữ Hán thì sinh viên phải học thuộc được 214 bộ thủ. Bộ thủ chính là những nét cơ bản nhất để cấu tạo thành chữ Hán, khi ghép các bộ thủ lại theo quy ước thì ta sẽ có được các chữ Hán khác phức tạp hơn. Như vậy,bộ thủ giúp sinh viên nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa.

- Học từ Hán Việt: Đối với người Việt Nam học tiếng Trung thì việc học được các từ Hán Việt là vô cùng quan trọng và là bắt buộc; lúc đó, ta có thể ghép hay chuyển đổi từ tiếng Việt qua tiếng Trung và ngược lại, giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ sẵn có trong tiếng việt.

- Học cách viết: Để luyện tập viết chữ cho đúng, cho nhanh.

- Nắm chắc hệ thống ngữ pháp cơ bản: Ngữ pháp bổ trợ tốt cho kỹ năng viết, kỹ năng nói, biên phiên dịch.

3. Học từng kỹ năng như thế nào cho hiệu quả?

3.1. Từ vựng tiếng Trung

Ngoài việc học từ vựng tiếng Trung từ giáo trình, sinh viên có thể học từ vựng theo chủ đề, chủ điểm, học thông qua xem phim, đọc tin tức…, tự suy luận từ hệ thống Hán Việt qua và ngược lại. Để ghi nhớ từ vựng tốt, không chỉ phải nắm chắc các quy tắc học, mà nên học thông qua hình ảnh sinh động, chiết tự, tập viết nhiều và đối chiếu, liên hệ giữa các từ (như giống khác nhau về bộ thủ, về các đọc, về ý nghĩa)

3.2. Ngữ pháp tiếng Trung

Ngữ pháp tiếng Trung chủ yếu xoay quanh kết cấu câu:  S + V + O, ba trợ từ kết cấu “de” (的、得、地), câu chữ“把”、 “被”.  Khi học từ vựng phải phân biệt được từ đó là danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, lượng từ…vì nó sẽ thể hiện chức năng ngữ pháp trong câu. Trình tự sắp xếp các loại từ trong câu, trong cụm từ…,cố gắng luyện tập các mẫu câu tiếng Trung (học thuộc càng tốt), bên cạnh đó học nhiều trợ từ, trạng từ, liên từđể nói tiếng Trung lưu loát.

3.3. Đọc hiểu tiếng Trung

Tập đọc hiểu thông qua bài đọc ngắn, các bài đọc mang tính khẩu ngữ càng tốt, thỉnh thoảng đọc thêm một mẫu truyện ngắn, truyện cười…, đặc biệt chú ý các mẫu câu mới, các cụm từ nối, trạng từvà đối chiếu với những gì đã học. Khi đọc hãy đọc lớn, tập đọc cho lưu loát rồi mới đọc hiểu, sau đó đọc nhanh, học từ vựng. Nếu bạn có thể tập nói tiếng Trung bằng cách nói  lại nội dung càng tốt.

3.4. Luyện nghe tiếng Trung

Trước tiên, chịu khó kiên trì luyện nghe các bài tiếng Trung cơ bản: nghe phân biệt cách phát âm thanh mẫu,vận mẫu —>nghe viết lại cách phát âm từ vựng –>nghe các câu đơn giản–>nghe các bài đàm thoại cơ bản –>nghe nhạc, nghe bài học. Nói chung,chúng ta chia việc nghe thành hai loại: nghe chủ động và nghe bị động. Nghe chủ động là bạn chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu (học theo trình tự từ dễ đến khó, khá mất thời gian). Nghe bị động: như nghe nhạc, xem phim, nghe bản tin, lúc bạn chơi game, làm việc vẫn có thể nghe theo kiểu bị động. Tuy nhiên, để nghe bị động tốt thì hãy xem nội dung nói về điều gì, từ vựng thế nào, dịch ra trước đó hoặc viết ra một lần trước khi nghe cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Dù sao thì hãy chăm chỉ luyện nghe tiếng Trung mỗi ngày.

3.5. Luyện nói tiếng Trung

Sau khi tích lũy được số lượng từ vựng, mẫu câu và học các bài hội thoại, nắm chắc phát âm, hình thành tư duy ngôn ngữ thì có thể luyện tập nói: Tập nói những mẫu câu tiếng Trung đơn giản, diễn đạt theo nội dung bài học, chú trọng học nói tiếng Trung qua khẩu ngữ. Hãy xem những video giao tiếp và thực tập theo, xem đối thoại trong phim và học tập, học cách phát âm, ngữ điệu từ đó. Tốt nhất có người cùng luyện tập trực tiếp hoặc online, không thì phải kiên trì luyện tập khẩu ngữ nhiều để hình thành kỹ năng dần dần.

Với những kinh nghiệm chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp bạn thành công trên con đường chinh phục  ngôn ngữ tiếng Trung này.

Các tin khác